Cận thị hiện nay đang trở nên khá phổ biến. Nhận biết việc cận thị khá đơn giản là khi bạn nhìn xa bị mờ. Nguyên nhân của cận thị là do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong. Kết uqr ánh sáng đi vào mắt không tập chung chính xác khiến cho mắt không nhìn rõ ở xa ( hay nhìn mờ ). Việc bị cận thị sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt như giảm năng xuất học tập, không nhìn rõ bảng, không nhìn rõ màn hình chiếu phim hoặc tivi.Ngoài ra những người cận thị khi tham gia giao thông cực kỳ vất vả.

Kính cận, gọng kính cận
Kính cận, gọng kính cận

Đây là tật khúc xạ rất phổ biến, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bị bệnh. Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, nguyên nhân được nhiều người công nhận là

  1. Việc nhìn ở khoảng cách gần, thường xuyên căng mắt, dành nhiều thời gian học tập, làm việc ở khoảng cách gần có thể gây ra cận thị.
  2. Do di truyền: Nếu có người thân thế hệ trước bị cận thị, bạn có thể cũng có thể bị cận thị
  3. Cận thị cũng có thể xuất hiện ở yếu tố môi trường và một số vấn đề sức khoẻ khác.

Hiện nay, tỉ lệ bị cận thị khá cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam, học sinh đi học nhiều lại thêm điều kiện ánh sáng chưa thực sự phù hợp dễ gây ra cận thị.

Khám bị cận thị hay không?

Khi nhận thấy khả năng nhìn xa bị giảm, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra mắt và thị lực. Việc kết luận bị cận thị hay không sẽ do bác sĩ dựa trên nhiều điều kiện kiểm tra liên quan khác. Và xác định nguyên nhân cũng như kiểm tra mắt toàn diện.

Cận thị đeo kính gì?

Khi xác định mình bị cận thị, sẽ có nhiều hướng xử lý/. Đặc biệt là sẽ uống thuốc và tập lại để cho giảm bớt căng thẳng trên mắt khi mới bị cận hoặc cận nhẹ

Còn trường hợp khác là bạn sẽ đeo kính, hoặc mổ. Việc mổ mắt hay không sẽ do bác sĩ tư vấn chi tiết hơn còn ở đây chúng ta cùng bàn về việc đeo kính,

Đeo kính cận thị sẽ có hai loại chính là kính gọn và kính áp tròng dành cho người cận thị. Kính gọng có nhiều loại tuỳ thuộc vào thâm mỹ và nhu cầu của người dùng sẽ lựa chọn được kính mát phù hợp. Tuy nhiên, nếu có thể hãy nên đeo kính gọng sẽ tốt hơn cho mắt của bạn. Ngoài ra, nếu đi đường trời nắng có thể sử dụng kính mát, sau đó thay bằng mắt kính cận ( kính màu có độ cận ) và thành kính mát cận ( hay thường gọi là kính cận râm )

Kính gọng

Có nhiều độ cận khác nhau, nhiều người sẽ phải đeo kính mọi lúc ( trừ lúc ngủ nên tháo kính ra ) còn với một số người chưa cận quá nặng thì chỉ khi làm việc cần đến kính mới sử dụng. Tuy nhiên là một người cận thị mình có lời khuyến nghị như sau

① Khi bị cận rồi, thì bạn nên đeo kính thường xuyên, đừng cố nhìn vì như thế sẽ làm tăng độ cận nhanh hơn

② Không nên đeo kính khi ngủ hoặc khi thư giãn thì nên bỏ kính ra cho thoải mái.

Kính áp tròng

Đối với một số cá nhân, kính áp tròng mang lại tầm nhìn rõ ràng hơn và rộng hơn so với kính mắt thông thường. Trên thực tế kính áp tròng vẫn sử dụng tốt và tiên lợi hơn kính gọng, tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp vào giác mạc, nên cần được sử dụng và chăm sóc đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mắt.

THÔNG SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỘ CẬN VÀ NÊN KHI NÀO ĐEO KÍNH

Nhiều bạn đang cố gắng lầm tưởng, đeo kính nhiều sẽ tăng độ cận. Điều này hoàn toàn không đúng mà chính việc cố gắng nhìn làm mắt điều tiết nhiều mới dễ làm tăng độ cận. Nếu đến mức độ cần đeo kính thì bạn nên đeo kính, bạn có thể tham khảo thông số dưới đây.

  • 0,25 độ: Là độ cận thị nhỏ nhất, không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống hàng ngày nên bạn không cần đeo kính;
  • 0,50 độ: Khiến bạn nhìn xa mờ hơn một chút, nhưng vẫn có thể nhìn tốt mà không cần đeo kính;
  • 0,75 độ: Nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng tới công việc hàng ngày, nhưng không cần phải dùng thường xuyên;
  • 1,00 độ: Khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhìn xa, bắt buộc phải đeo kính khi làm các công việc cần quan sát như lái xe, may vá,…;
  • 1,50 độ: Nên đeo kính thường xuyên để tránh ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày;
  • 2,00 độ: Bắt buộc phải đeo kính khi học tập và làm việc;
  • Trên 3,00 độ: Là trường hợp cận nặng, nếu không sử dụng kính sẽ khiến mắt liên tục điều tiết để nhìn rõ hơn, dẫn đến tăng nhanh độ cận, nguy hiểm hơn là thoái hóa võng mạc.