Kể từ thời điểm Windows 11 ra mắt bản thử nghiệm, vấn đề Secure Boot đã được giới công nghệ quan tâm. Bởi hiện nay các thiết bị sử dụng các hệ điều hành Windows 10 chưa cần và phổ biến thì Secure Boot là không bắt buộc. Nhưng Windows 11 thì bắt buộc điều này. Gây ra trở ngại lớn với người dùng máy tính thế hệ cũ
Chính điều này khiến người dùng không mặn mà với việc nâng cấp lên Windows 11. Tuy nhiên, Windows 11 đang cho những trải nghiệm rất tốt ở thời điểm hiện nay đã khiến nhiều người cần tìm hiểu cách bật Secure Boot (Khởi động an toàn) trong BIOS. Hãy theo dõi bài viết này nhé
Phần 1: Kiểm tra máy tính ( main ) của bạn có hỗ trợ Secure Boot không?
Để kiểm tra máy tính của bạn đang sử dụng Windows 10 có hỗ trợ Secure Boot không thì vui lòng làm theo hướng dẫn này.
Bước 1: Mở máy tính, trên màn hình ấn tổ hợp phím Windows + r ( mở chương trình RUN ) sau đó nhập msinfo32 > chọn ok
Trong môi trường msinfo 32 này bạn tìm trường ” BIOS Mode” và có hai giá trị trả về
- Nếu trả về là UEFI > chuyển sang bước tiếp theo
- Nếu trả về Legacy > không hỗ trợ Secure Boot
Tiếp tục nếu là UEFI thgif bạn tìm xuống Secure Boot State > thì là
- Secure Boot State = on > đã bật
- Secure Boot State = off > đang tắt
Phần 2: Cách bật Secure Boot từ Bios Settings của main Gigabyte
Với mỗi nhà sản xuất sẽ có phương thức bật khác nhau, ở bài viết này chúng ta sử dụng Main Bios của Gigabyte một hệ main phổ biến nhất
Bước 1: Tắt máy tính . khởi động lại rồi nhấn nhanh phím Delete ( Bios Setup )
Bước 2: Sau khi nhấn phím Delete bạn sẽ được vào giao diện quản trị của Bios main Gigabyte như sau:
Sử dụng bàn phím máy tính, dùng phím mũi trên chuyển đến mục Bios
Bước 3: Chọn tiếp vào mục CSM Support ( đang là Disable ) thì ấn vào chọn Enable
Bước 4: Tiếp tục, kéo xuống dưới mục Attempt Secure Boot > ấn vào chọn Enable
Chọn Enabled trong mục Attempt Secure Boot là bạn đã hoàn thành Bật Secure boot trên main gigabyte.
Phần 3: Cách kiểm tra phiên bản TPM 2.0 trong Windows
Ngoài ra, chúng ta cần có TPM 2.0 để có thể cài đặt Windows 11, để kiểm tra xem phiên bản TPM 2.0 có trên PC của bạn không thì thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở Windows ấn tổ hợp phím Windows + R nhập tiếp vào tpm.msc > Enter
Bước 2: ứng dụng Trusted Platform Module Management sẽ mở ra, bạn có thể thấy
- Module TPM > thông báo Compatible TPM cannot be found > bạn không có module TPM > không hỗ trợ, không cài đặt được Windows 11 theo cách thông thường
Cách bật TPM 2.0 từ Bios Settings của main Gigabyte
Sau khi bật xong Secure Boot chúng ta chuyển sang tab Peripherals bên cạnh để kích hoạt TPM như sau
Trong mục Intel Platform Trust Technology (PTT) bạn mở Enable lên là chúng ta đã kích hoạt thành công TPM. Như vậy là chúng ta đã thành công kích hoạt Secure Boot và TPM để chuẩn bị cài Windows 11.
Có thể bạn quan tâm:
Review ThinkPad TrackPoint Keyboard II Bluetooth
Vầy là mình đã có thời gian khoảng hơn 6 tháng [...]
Review Đèn pha 12V siêu sáng cho hệ năng lượng mặt trời
Trogn bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu về ” [...]
Module Cảm biến ánh sáng điện mặt trời
Với những thiết bị cao cấp đèn năng lượng mặt trời, [...]
Valentine – Hiểu thật sự đúng về ý nghĩa và món quà vào ngày này
Valentine hay còn được biết đến với cái tên Ngày Lễ [...]
192.168.1.1 và Hướng dẫn đổi mật khẩu wifi các nhà mạng
Có thể bạn đã biết, 192.168.1.1 là một địa chỉ IP [...]
Cách kích hoạt Secure Boot, TPM 2.0 (Trusted platform module)trên main gigabyte để cài đặt Windows 11
Kể từ thời điểm Windows 11 ra mắt bản thử nghiệm, [...]